Đô thị hóa ở Việt Nam đứng trước ngã ba đường

Posted on 04/03/2012

2



“Việt Nam chỉ có một cơ hội để đô thị hóa đúng hướng. Nếu thất bại trong đô thị hóa, chúng ta cũng sẽ thất bại trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa,” phát biểu của ông Nguyễn Sinh Hùng.

“Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đi kèm với những thách thức như xử lý tiếng ồn, giao thông đông đúc, không khí và nước ô nhiễm nặng”.

…chỉ có 5% dân số thu nhập cao nhất ở TP HCM và Hà Nội có khả năng chi trả cho nhà đất.”

http://tuanvietnam.net/2012-04-04-do-thi-hoa-o-viet-nam-dung-truoc-nga-ba-duong

Bài liên quan:

  • “Con-vớt” hay công thức vớt ngọc trong đất

  • Bí quyết “giữ mình” của thành phố di sản: “Để biến cả cánh đồng thành đô thị chỉ mất vài năm. Nhưng biến đô thị thành đồng ruộng là điều không thể. Có thể Hội An tư duy còn “quê mùa”, chưa có tầm nhìn xa trông rộng như các địa phương khác nên đô thị hóa rất thận trọng và chậm chạp, không vội vàng biến những ruộng lúa, đầm ao, vùng dừa nước bao quanh thành những phố thành nhà thành phố. Chúng tôi thậm chí vẫn tâm niệm làm sao phục hồi những hàng dừa, rừng thông  và cố gắng  hạn chế xây dựng dày đặc ven biển”

Hà Nội có một nét duyên dáng độc đáo. Khu phố cổ giàu lịch sử, kiến trúc cổ kính Pháp. Những khu hồ xinh xắn và các chùa cổ là những điểm tham quan hấp dẫn. Hà Nội cũng vẫn là một nơi đáng để sinh sống, người dân từ già đến trẻ vẫn có thể đến công viên để vui chơi, đi bộ, tập thể dục nhịp điệu, thái cực quyền hay bất cứ bài tập thể dục nào khác. Một số người còn có thể đạp xe đến công sở hoặc trường học.

Nhưng Hà Nội cũng như các thành phố khác ở châu Á đang thay đổi và đô thị hóa nhanh chóng, với minh chứng là sự phát triển nhanh chóng của khu vực Mỹ Đình, những tòa nhà chọc trời mọc lên như nấm đang làm thay đổi khung cảnh trên không của thành phố. Sự thay đổi này nhanh chóng đi kèm với những thách thức như xử lý tiếng ồn, giao thông đông đúc, không khí và nước ô nhiễm nặng.

Tôi sống trong 1 khu phố yên tĩnh và vẫn tận hưởng niềm vui được đánh thức bởi tiếng hót líu lo của loài chim nhưng những khu dân cư như thế này ngày càng hiếm: thành phố ngày càng rất ồn ào, và dù bạn có sinh sống ở đâu thì cũng không thể tránh khỏi tiếng ồn từ các công trường xây dựng. Trong ba năm vui sống ở Hà Nội, tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng xe máy và ô tô trên đường phố. Quãng thời gian di chuyển từ nhà tới văn phòng của tôi vào giờ cao điểm, mặc dù vẫn còn ngắn so với chuẩn ở châu Á, nhưng hiện giờ phải mất khoảng 30 phút, tức là gần gấp đôi thời gian so với khi tôi mới đến Việt Nam. Những thách thức này không phải chỉ của riêng cho Hà Nội, nhưng chúng có thể được quản lý tốt và với các chính sách và hành động đúng đắn, Hà Nội vẫn có thể giữ lại nét duyên dáng độc đáo  của mình và vẫn là một nơi đáng sống, trong khi tận hưởng những lợi ích mà đô thị hóa mang lại.

Báo cáo Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam được Ngân hàng Thế giới công bố hôm nay cho thấy Việt Nam đang đô thị hóa với tốc độ 3,4% mỗi năm, tập trung chủ yếu quanh khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.  Điều này là tốt. Quá trình đô thị hóa, đặc biệt là ở 2 trung tâm kinh tế này , đã, đang, và sẽ tiếp tục đóng vài trò đầu tàu trong công cuộc phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Không một nước nào có thể phát triển kinh tế với mức độ thu nhập cao nếu không phát triển đô thị trước, và trong thực tế, hầu hết các nước đều phải đô thị hóa ít nhất là 50% trước khi đạt đến vị thế là nước có thu nhập trung bình đầy đủ. Việt Nam kỳ vọng hoàn thành mục tiêu này vào năm 2025. Liệu Việt Nam có thể tận dụng hết các cơ hội kinh tế – xã hội và vượt qua được những thử thách của quá trình đô thị hóa hay không? Đến nay, phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo đã đạt được những thành công nhất định, đi đôi với đô thị hóa mạnh hơn. Nhưng cần những chính sách hợp lý để duy trì thành công này và đô thị hóa tiếp tụcđem lại lợi ích cho mọi tầng lớp trong xã hội.

Trong khi phần nào các dịch vụ cơ bản đã được đáp ứng, và việc có ít các khu ổ chuột lớn cho thấy phần lớn người dân có nhà ở, cũng có dấu hiệu rõ ràng cho thấyđiều này đang dần thay đổi. Giá đất ở TP HCM và đặc biệt ở Hà Nội tăng với tốc độ chóng mặt, vượt khả năng chi trả của phần lớn người dân. Phân tích của chúng tôi cho thấy chỉ có 5% dân số thu nhập cao nhất ở 2 thành phố này có khả năng chi trả cho nhà đất do các công ty phát triển đô thị cung cấp qua kênh chính thức. Cần xử lý sớm hệ thống giá đất kép và sự mập mờ của thị trường nhà đất, cũng như thói quen bán và cho thuê đất để tăng ngân sách địa phương, là những thực tiễn có thể dẫn đến phát triển đô thị một cách lộn xộn. Phiên họp sắp tới của Quốc hội về Luật Đất Đai sẽ là một cơ hội tốt để giải quyết những thực tiễn bất cập và bất bình đẳng của thị trường nhà đất đô thị ở Việt Nam.

Các nhà quy hoạch cũng phải xem xét vấn đề giao thông đô thịđể nâng cao chất lượng sống và cung cấp thêm nhiều lựa chọn giao thông cho người dân, kể cả người nghèo, trẻ em, người già và người tàn tật. Sử dụng rộng rãi xe máy đã dẫn đến một phân tán về việc làm mở rộng đô thị. Di chuyển bằng xe máy giúp giảm thời gian đi đến chỗ làm ở các thành phố lớn ở Việt Nam so với trung bình trên trên thế giới, nhưng quá trình  chuyển đổi từ xe máy sang ô tô sẽ có thể gây ra ách tắc nếu không đi kèm với đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông hay hệ thống giao thông công cộng. Với những điều kiện như hiện nay, khi số lượng ô tô ở Hà Nội tương đương với một nước thu nhập trung bình như Malaysia, sẽ tắc đường toàn diện vì đơn giản là không đủ chỗ lưu thông cho lượng xe lớn như vậy. Giải quyết vấn đề này đồng nghĩa với việc cải cách và hiện đại hóa hệ thống quy hoạch của Việt Nam, tăng cường quản lý đô thị và nâng cao phối hợp giữa các cấp chính quyền và các sở ban ngành của thành phố. Các cơ quan quy hoạch kiểu cũ – tàn dư của chế độ kế hoạch hóa tập trung –  không còn đủ khả năng quy hoạch trong khuôn khổ kinh tế thị trường mới ngày nay.

Quy hoạch Tổng thể Phát triển Đô thị Hà Nội được phê duyệt gần đây là một ví dụ với một hệ thống các thành phố vệ tinh chiếm diện tích lớn để giảm mật độ đô thị, đòi hỏi đầu tư lên đến hàng chục tỷ đô la Mỹ. Quy hoạch này dễ dẫn đến rủi ro đầu tư công có thể bị “nhốt” vào những khu vực không có nhu cầu. Để so sánh, quy hoạch này dự kiến đáp ứng nhu cầu của 6,5 triệu dân vào năm 2030 nhưng  diện tích đất sử dụng gấp đôi thủ đô Seoul của Hàn Quốc hiện nay với 10,5 triệu dân. Với nguy cơ biến đổi khí hậu thì Việt Nam nên chuyển hướng tập trung phát triển thành phố gọn, mật độ cao, tiết kiệm năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu nhà ở và việc làm cho mọi người.

“Việt Nam chỉ có một cơ hội để đô thị hóa đúng hướng. Nếu thất bại trong đô thị hóa, chúng ta cũng sẽ thất bại trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa,” đó là phát biểu tại Hội nghị Đô thị Toàn quốc tháng 11 năm 2009 của ông Nguyễn Sinh Hùng, lúc đó là Phó Thủ tướng. Điều này cho thấy các nhà lập chính sách của Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của đô thị hóa trong việc đưa đất nước trở thành quốc gia thu nhập trung bình và hơn thế . Quá trình đô thị hóa đúng hướng sẽ mang lại cơ hội kinh tế – xã hội cho nhiều người Việt Nam hơn. Nhưng nếu làm sai, chúng ta sẽ khó có cơ hội sửa chữa!

Victoria Kwakwa (Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam)
Victoria Kwakwa's picture
Victoria Kwakwa is currently the Country Director for Vietnam at the World Bank. She has held this post since 2009, and joined the World Bank as a young professional in 1989. Her work at the World Bank has been mainly on economic policy issues across a range of countries in Africa and East Asia. Key areas of her work include competitiveness and growth issues, public expenditure management, fiscal decentralization and economic governance. Ms Kwakwa was a member of the core team for the 2000/2001 World Development Report on Poverty. She has worked in Washington as well as in field assignments in Nigeria, Rwanda and now in Vietnam. Ms Kwakwa holds a PhD in economics from Queens University in Canada. Victoria Kwakwa hiện là Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Bà đã giữ chức vụ này từ năm 2009 và bà gia nhập Ngân hàng Thế giới từ năm 1989 với tư cách là một chuyên gia trẻ tuổi. Công việc chính của bà tại Ngân hàng Thế giới là làm việc về các vấn đề chính sách kinh tế ở một loạt các nước châu Phi và Đông Á. Lĩnh vực chủ yếu của bà bao gồm vấn đề cạnh tranh và tăng trưởng, quản lý chi tiêu công, phân cấp tài chính và quản trị kinh tế. Bà Kwakwa từng là thành viên của nhóm nòng cốt thực hiện Báo cáo Phát triển Thế giới 2000/2001 về Đói nghèo. Bà từng làm việc tại Washington cũng như công tác thực tế tại Ni-giê-ria, Ru-wan-đa và nay là Việt Nam. Bà Kwakwa có bằng Tiến sỹ về Kinh tế của ĐH Queens, Canada.

Nghị quyết năm mới: Hãy chiếu ánh sáng nhằm giảm tham nhũng tại Việt Nam

Submitted by Victoria Kwakwa, co-authors: Jim Anderson on Wed, 2012-01-11 15:30
“Những tổn thất đối với xã hội, khi mà người bệnh không được điều trị, trẻ em không được giáo dục đầy đủ, và chi phí làm đường quá đắt, lại là lợi ích…”
“…nếu tham nhũng bôi trơn bánh xe tăng trưởng thì “tại sao phải tập trung chống tham nhũng khi tăng trưởng mạnh như vậy”.

Cũng có ở English

Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình và cùng với đó phải là quá trình nhìn lại những thành tựu cũng như nhận diện được những thách thức mới. Cũng giống như một vận động viên với sức chịu đựng dẻo dai, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc giảm nghèo và duy trì tăng trưởng kinh tế, thậm chí qua cả thời kỳ suy thoái toàn cầu. Nhưng chúng ta cũng biết rằng, Việt Nam đang tiếp tục phải đối mặt với những thách thức lớn, trong đó có tham nhũng.

Tham nhũng chẳng phải duy nhất tại Việt Nam mà cũng không mới (Hội nghị lần hai về Chính sách chống tham nhũng dựa trên chứng cứ tại Băng-cốc làm bằng chứng cho điều này). Thật vậy, nền kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng rất tốt trong những năm gần đây bất chấp tình trạng tham nhũng phổ biến, nên người ta dễ dàng trở nên tự mãn và tự hỏi liệu chống tham nhũng có thực sự phải cần là một ưu tiên hay không. Một số người có thể tự hỏi nếu tham nhũng bôi trơn bánh xe tăng trưởng thì “tại sao phải tập trung chống tham nhũng khi tăng trưởng mạnh như vậy”. Nhưng đây là một câu hỏi sai. Đúng ra phải hỏi “Liệu tốc độ tăng trưởng sẽ cao như thế nào và nền kinh tế sẽ công bằng hơn đến mức nào nếu tham nhũng được kiểm soát tốt hơn?”

Hiện nay đã có khá nhiều bằng chứng từ khắp nơi trên thế giới về tác động của tham nhũng đối với các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng. Những nhà đầu tư muốn tìm kiếm địa điểm hoạt động an toàn và hiệu quả có thể sẽ ngần ngại do tham nhũng, thậm chí chỉ tham nhũng “vặt”. Một số khác có thể vẫn chọn đầu tư, do bị lôi kéo bởi nguồn lao động chăm chỉ hay nền kinh tế năng động, nhưng họ sẽ phải đối mặt với chi phí và rủi ro cao hơn. Các công ty ít do dự hơn, muốn đi đường tắt, sẽ có được lợi thế cạnh tranh. Cho dù sẵn sàng trả tiền hay không, việc phải trả các khoản thanh toán không chính thức sẽ làm tăng chi phí của công ty. Khi Ngân hàng Thế giới tiến hành khảo sát các doanh nghiệp trong năm 2009, hơn 40% doanh nghiệp phải xin giấy phép xây dựng cho biết việc cấp giấy phép thường đi kèm với một đề nghị phải có quà cáp hoặc một khoản thanh toán không chính thức, và hơn 40% doanh nghiệp đã ký hợp đồng với chính phủ cũng cho ý kiến tương tự.

Nhưng không chỉ có các công ty trung thực bị ảnh hưởng, mà cả người dân Việt Nam cũng vậy, khi các công trình của nhà nước được xây dựng với chất lượng thấp hơn và chi phí cao hơn. Khi quyết định đầu tư được đưa ra dựa trên tham nhũng, thay vì những dự án hiệu quả, chúng ta sẽ có các dự án hiệu quả kém, được xây dựng không đúng chỗ với mức chi phí không phù hợp. Đúng như vậy, các chuyên gia kinh tế Việt Nam đã lưu ý rằng tại Việt Nam, phải mất nhiều vốn hơn để tạo ra cùng lượng GDP so với hầu hết các quốc gia khác. Đây là hậu quả của đầu tư công kém hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kém, trong đó chắc chắn có tham nhũng. Và khi tham nhũng cho phép một số công chức, công ty được hưởng lợi ích cá nhân với chi phí do xã hội gánh chịu, tham nhũng sẽ làm giảm công bằng cũng như hiệu quả. Đây không phải là một phép tính có tổng bằng không. Những tổn thất đối với xã hội, khi mà người bệnh không được điều trị, trẻ em không được giáo dục đầy đủ, và chi phí làm đường quá đắt, lại là lợi ích cho những kẻ vô đạo đức, những kẻ đã thay đổi cả hệ thống vì lợi ích của riêng  mình. Việt Nam xứng đáng được hưởng điều tốt hơn như thế.

Để chống tham nhũng có hiệu quả, không chỉ cần việc thực thi pháp luật mạnh mẽ, mà còn phải tăng tính minh bạch. Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc cải thiện tính minh bạch đối với nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Như đã được nhấn mạnh trong Báo cáo Phát triển Việt Nam 2010, do Ngân hàng Thế giới cùng với các đối tác khác biên soạn, mặc dù có rất nhiều văn bản pháp luật yêu cầu công khai những thông tin nhất định, trong thực tế rất khó có được thông tin. Một nghiên cứu gần đây về tính minh bạch trong quản lý đất đai cung cấp thêm bằng chứng cho việc này: mặc dù các tài liệu phải được công bố trực tuyến, chỉ có một nửa trong số các trang web của tỉnh thực sự có đưa thông tin như báo cáo sử dụng đất, và chỉ 9% số tỉnh có bản đồ về hiện trạng sử dụng đất trên mạng. Các quy định về tính minh bạch không được thực hiện đầy đủ. Và Báo cáo Phát triển Việt Nam 2012, được công bố tại Hội nghị Nhóm Tư vấn Các nhà tài trợ hồi tháng 12, đã đưa ra một bức tranh hoàn chỉnh hơn– xét về trung bình, những tỉnh thực hiện minh bạch tốt hơn có mức độ tham nhũng thấp hơn một cách đáng kể.

Cho dù là các khoản chi không chính thức đang bám theo người dân và các công ty, hay là việc phân bổ sai nguồn lực trong doanh nghiệp nhà nước, tham nhũng buộc những người dân Việt Nam lương thiện và chăm chỉ phải chạy lên dốc, và sự thiếu minh bạch khiến họ phải leo dốc trong sương mù. Với một Quốc hội khóa mới và sự khởi đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội mới, đây chính là thời điểm để thổi một sức sống mới cho việc xây dựng tính minh bạch và phòng chống tham nhũng. Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được thật đáng khen ngợi, và chúng ta hãy cùng nghĩ đến một Việt Nam có thể chạy xa thế nào nếu được đi xuống dốc trong ánh sáng mặt trời!

Bài viết này đã được đăng tải trên trang nhất báo Thanh niênngày 31 tháng 12 nãm 2011.

Trong khi phần nào các dịch vụ cơ bản đã được đáp ứng, và việc có ít các khu ổ chuột lớn cho thấy phần lớn người dân có nhà ở, cũng có dấu hiệu rõ ràng cho thấyđiều này đang dần thay đổi. Giá đất ở TP HCM và đặc biệt ở Hà Nội tăng với tốc độ chóng mặt, vượt khả năng chi trả của phần lớn người dân. Phân tích của chúng tôi cho thấy chỉ có 5% dân số thu nhập cao nhất ở 2 thành phố này có khả năng chi trả cho nhà đất do các công ty phát triển đô thị cung cấp qua kênh chính thức. Cần xử lý sớm hệ thống giá đất kép và sự mập mờ của thị trường nhà đất, cũng như thói quen bán và cho thuê đất để tăng ngân sách địa phương, là những thực tiễn có thể dẫn đến phát triển đô thị một cách lộn xộn. Phiên họp sắp tới của Quốc hội về Luật Đất Đai sẽ là một cơ hội tốt để giải quyết những thực tiễn bất cập và bất bình đẳng của thị trường nhà đất đô thị ở Việt Nam.